An táng Amenemope_(Pharaon)

Một chiếc mặt nạ khác của Amenemope

Amenemope ban đầu được chôn cất tại ngôi mộ nhỏ NRT IV. Nhiều năm sau khi Amenemope qua đời, dưới triều vua Siamun, thi hài của Amenemope được chuyển sang ngôi mộ NRT III của vua cha. Tại đây, ông được táng tại phòng mộ ban đầu của mẹ mình, Mutnedjmet[6][8].

Lăng mộ hoàng gia NRT III được phát hiện còn nguyên vẹn bởi nhà Ai Cập học người Pháp Pierre Montet trong cuộc khai quật tại Tanis vào năm 1940. Ngôi mộ chứa đựng một kho báu quý giá bao gồm những mặt nạ bằng vàng, các cỗ quan tài cùng một số lượng lớn các đồ trang sức quý giá. Montet đã mở ngôi mộ của Amenemope vào tháng 4 năm 1940, chỉ một tháng trước khi quân Đức xâm lược nước Pháp trong Thế chiến II. Sau đó, tất cả các công việc khai quật phải ngừng đột ngột cho đến khi chiến tranh kết thúc. Montet chỉ tiếp tục công việc khai quật tại Tanis vào năm 1946 và sau đó công bố phát hiện của mình trong năm 1958.

Phòng mộ của Amenemope chứa một cái quách bằng đá granite không được trang trí, 4 bình đựng nội tạng cùng các hũ, bình khác, khoảng 400 bức tượng nhỏ shabti. Một cỗ quan tài gỗ được dát vàng nằm trong quách đá, bên trong là chủ nhân của nó, Amenemope. Nhà vua được phủ bằng 2 chiếc mặt nạ vàng, cùng với đó là các món trang sức như dây chuyền, vòng tay, nhẫn đeo; 4 trong số chúng có mang tên vua Psusennes I[9].

Mặt nạ của nhà vua, hiện nằm ở Bảo tàng Cairo của Ai Cập, mô tả nhà vua khi còn trẻ. Không giống như Psusennes I, Amenemope được an táng với ít sự xa hoa hơn, bằng chứng là cỗ quan tài bằng gỗ được phủ bằng vàng lá thay vì bạc rắn, và chiếc mặt nạ mạ vàng chứ không phải là bằng vàng nguyên khối[6].